Kinh nghiệm sử dụng Pedal khi chơi Piano


         Đàn piano mới hiện nay thông thường có 3 Pedal (trên các đàn Piano thế thệ trước chỉ có 2 Pedal, thiếu pedal ở giữa). Công dụng của 3 chiếc Pedal này tính từ trái sang phải là: 

+ Pedal trái dùng nhả bàn phím.
+ Pedal dùng giảm tiếng khi chơi ban đêm hay dùng để luyện tập.
+ Pedal vang. Trong đó pedal vang thường được sử dụng hơn cả.

        Trong phần này chúng ta chỉ tìm hiểu chi tiết về pedal vang. Vậy thì “Pedal vang” sẽ vang thế nào? Chúng ta sử dụng cách nào cho hiệu quả nhất? 

        Bạn hãy tưởng tượng việc ấn giữ pedal như khi chúng ta có một cốc nước và mỗi nốt sẽ là một mầu sắc được hòa quyện mềm mại với nhau khi bạn dẫm pedal.

        Trên bản nhạc thì việc sử dụng Pedal cũng được thể hiện bằng ký hiệu Ped (dẫm pedal) và * (nhả pedal).

         Như vậy Pedal sẽ sử dụng rất hiệu quả khi các bạn chơi các nốt trong cùng hợp âm, khi có các dấu luyến câu sao cho mềm mại v.v… Trước khi chuyển sang hợp âm mới, chuyển câu … các bạn nhớ nhấc pedal thật nhanh và dẫm ngay khi chuyển sang hợp âm mới, câu mới. Các bạn cần tập luyện việc sử dụng pedal cho thuần thục, nhuần nhuyễn một cách tự nhiên thành phản xạ. Còn nữa, khi kết cuối tác phẩm Piano thì nếu bạn kết bài bằng một appe, việc dẫm Pedal sẽ cực kỳ hiệu quả, cho tiếng đàn mềm mại, rất Pro.

        Pedal được coi như “linh hồn” của cây đàn Piano. Nếu sử dụng đúng cách nó có khả năng tạo ra các âm thanh mượt mà, êm dịu làm rung động lòng người. Tuy nhiên việc xác định thời điểm để sử dụng Pedal không phải đơn giản. Ngay kể cả những pianist chuyên nghiệp cũng không đồng nhất quan điểm trong quá trình thể hiện tác phẩm.

       Đối với các bạn mới tập Piano, tôi khuyên nên thật thận trọng trong quá trình sử dụng. Trước tiên nên tuân thủ hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình luyện tập cũng nên lắng tai nghe hiệu quả âm thanh do việc sử dụng pedal của mình tạo nên để từ đó rút kinh nghiệm cho việc sử dụng. Nếu các bạn giữ pedal quá lâu, quá sâu thì âm thanh lại vang um lên......Thông thường các bạn sẽ được giáo viên chỉ dẫn cách dẫm Pedal phối hợp đồng thời cùng lúc với tay chơi hợp âm hoặc bắt đầu ô nhịp, phách mạnh.

      Nhưng đối với những người có kinh nghiệm chơi piano lâu năm thì lại có một kinh nghiệm sử dụng Pedal khác hẳn. Đó là việc sử dụng Pedal theo kiểu dẫm “lỗi nhịp”. Nghĩa là Pedal sẽ được dẫm ngay sau khi hợp âm được đánh. Tập theo cách này dần dần tạo cho bạn thói quen nhấn bàn đạp ngày sau động tác của tay. Các bạn phải tập luyện nhiều để sao cho tay và chân phối hợp được nhịp nhàng, chân sẽ dẫm chính xác trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi để sao cho tiếng đàn được tròn đầy, mềm mại một cách tinh tế, đầy tính nghệ thuật.

1: Tầm Quan trọng: Pedal không chỉ là "thêm mắm thêm muối" Nhiều người cho rằng vì pedal ra đời khá muộn so với lịch sử của đàn piano, nên nó chỉ đơn thuần là đồ trang điểm. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng pedal (hay không) hoàn toàn dựa vào ý đồ nghệ thuật, thậm chí, pedal là dụng cụ thể hiện sự sáng tạo rất cao trong lĩnh vực biểu diễn piano. Nó có tầm ảnh hưởng lớn tới kết quả âm thanh, thậm chí có khả năng thay đổi tính chất âm thanh. Chỉ khi người biểu diễn hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của pedal, họ mới có thể sử dụng nó tới kết quả nghệ thuật mà họ mong muốn.

2: Lắng nghe là kỹ thuật quan trọng nhất. Dù "kỹ thuật chân" (foot technique) của bạn có nhanh và tốt đến đâu, nếu như không lắng nghe, kết quả sẽ không bao giờ được như ý muốn. Bởi nó phụ thuộc lớn vào không gian biểu diễn, từng chiếc đàn piano, và tính chất của từng tác phẩm

3: Khám phá là yếu tố rất quan trọng trong việc học và luyện tập pedal (và cả đàn piano nói chung). Bởi màu sắc âm thanh thay đổi rất nhiều một khi pedal được sử dụng, nên sự khám phá sẽ giúp bạn chọn được màu sắc bạn ưa thích. Thậm chí sẽ tăng hiểu biết về "bảng mầu" để những tác phẩm sau bạn có thể sáng tạo một cách thoải mái hơn.

4: Sáng tạo: Vì cơ cấu của mình, pedal cho phép người biểu diễn một khuông sáng tạo rất rộng rãi. Stephen Hough cho rằng có tới 8 bậc pedal phải, và rất nhiều nghệ sĩ cho rằng có hàng trăm cách sử dụng pedal. Vì vậy đừng bao giờ ngừng sáng tạo.

5: Kiên trì: Có lẽ không cần phải giải thích gì về điểm này. Chìa khoá của sự thành công là tính kiên trì và sự sáng tạo.


Tag: hocpiano, hoc piano, học piano, học piano hà nội, học piano hai bà trưng, lớp học đàn piano tại hà nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét